Vải không dệt là gì? Vải không dệt khác biệt gì so với vải thông thường? Đặc tính và ứng dụng của vải không dệt? Cùng Linh Minh Anh giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết sau đây.
Thị trường vải hiện nay có rất nhiều loại, từ những loại cơ bản đến cao cấp trong đó có vải không dệt. Mặc dù vải không dệt khá bổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa biết vải không dệt là gì, ưu nhược điểm thế nào?
Vậy vải không dệt là gì?
Vải không dệt là loại vải có cấu tạo từ các hạt nhựa tổng hợp và một số thành phần tái chế tùy theo mục đích sử dụng. Chúng được kéo thành từng sợi và liên kết với nhau bằng dung môi hóa chất hay nhiệt cơ khí tạo thành những tấm vải nhẹ và xốp.
Quy trình tạo ra vật liệu này mang đặc trưng riêng và khá đặc biệt. Vì không trải qua quá trình dệt nên được gọi là vải không dệt. Hiện nay, vải không dệt là vật liệu được sử dụng khá phổ biến.
Khác với vải thông thường, vải không dệt không được tạo ra do sự đan kết giữa hệ sợi dọc với sợi ngang trên máy dệt thoi hay hệ sợi trên máy dệt kim. Nguyên liệu ban đầu để sản xuất vải không dệt là xơ tự nhiên. Qua các công đoạn chuẩn bị, tạo màng xơ, đệm xơ để hình thành nên vải. Không qua công đoạn dệt, đệm xơ được liên kết nhau bằng các liên kết hóa học (chất kết dính) hoặc bằng phương pháp cơ học (ép nóng). Phương pháp này cho phép sử dụng nguyên liệu có phạm vi lớn cả về chủng loại và kích thước.
Vải không dệt mang nhiều đang tính hữu ích như thấm hút, mềm mại, đàn hồi, bền chắc thoáng khí. Đặc biệt không gây dị ứng với cơ thể con người. Được mệnh danh là dạng vật liệu sinh thái thân thiện với môi trường bởi húng dễ dàng phân hủy nhanh khi ở môi trường tự nhiên.
Quy trình sản xuất vải không dệt có giá thành rẻ, nếu vải được xử lý tốt có thể tái sử dụng. Một đặc tính hữu ích để lựa chọn thay thế cho các sản phẩm từ nhựa, nilon gây ô nhiễm môi trường.
Một số ứng dụng của vải không dệt trong đời sống:
- Dùng làm màng bọc trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, cafe,…
- May túi vải canvas, balo, túi siêu thị……
- Làm rèm cửa, khăn trải bàn, mặt nạ y tế,……
- Khăn ướt, khăn lạnh, lót giày,…
Phân loại vải không dệt
Để phân loại vải không dệt, người ta chủ yếu dựa vào cách sản xuất, dây chuyền sản xuất vải và mục đích sử dụng:
- Y tế: loại vải không dệt được sử dụng để sản xuất quần áo phẫu thuật, quần áo bảo hộ, khử trùng vải, mặt nạ, tã lót,….
- Vải trang trí nội thất: Làm vật liệu dán tường, khăn trải bàn,
- Vải công nghiệp: vật liệu học, vật liệu cách điện, bao bì xi măng, vải bọc,…
- Vải nông nghiệp: vải bảo vệ cây trồng, cây ươm, vải tưới, màn cách điện,….
- Các vật liệu khác: vải bông xốp, vật liệu cách nhiệt, túi xách, túi trà,….
Mỗi loại vải không dệt trên được tạo nên do nhiều thành phần của vải và các hợp chất khác nhau theo mục đích sử dụng tạo nên. Vậy nên, vải không dệt được sử dụng hầu hết trong các ngành nghề hiện nay.
Xem thêm: Túi canvas là gì?
Đặc tính của vải không dệt
Mặc dù được chế tạo từ những hóa chất nhưng vải không dệt không hề gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.
- Vải có trọng lượng rất nhẹ, mỏng và xốp.
- Độ bền chắc cao và khả năng chịu lực tốt.
- Khả năng thấm hút tốt
- Ứng dụng rộng rãi, thiết kế đa dạng
Bất cứ ở đâu bạn đều có thể bắt gặp loại vải này, với nhiều thể loại khác nhau được thiết kế đang dạng.
- Đồng nhất về màu sắc
Đặc điểm của thành phần polypropylence là sự nhất quán về màu sắc. Bạn có thể tạo ra nhiều màu sắc mong muốn và khách hàng thoải mái lựa chọn. Đây chính là sự thần kỳ của vải không dệt.
- Khả năng in ấn
Được cấu tạo từ các hợp chất và trong một quy trình sản xuất trình tự. Với vải không dệt, bạn dễ dàng in ấn những gì mình muốn lên vải. Và bạn cần phải xử lý quá trình in cẩn thận, chuyên nghiệp để đảm bảo màu sắc, độ dày mực hợp lý. Không lo bị phai màu.
- Thân thiện môi trường
Đây chính là khẩu hiệu, là kim chỉ nam của loại vải không dệt. Vải không dệt đã được Bộ Y tế khẳng định là có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên.
Xem thêm: chất liệu canvas là gì?
Nhược điểm của vải không dệt
- Vì vải không dệt có cấu tạo chủ yếu từ nhựa, bề mặt vải thường có những lỗ nhỏ li ti nên không phù hợp để đựng và bảo quản những sản phẩm cần sự kín đáo.
- Với cấu tạo mỏng, nhẹ, xốp nên vải không dệt không chịu được những vật có khối lượng lớn, cứng và sắc nhọn.
- Tuổi thọ thấp.Là chất liệu dễ phân hủy và thấm hút nên tuổi thọ sử dụng vải không dệt không cao, chỉ 3 – 5 năm.
Nhìn chung giá vải không dệt khá rẻ. Mức giá có thể biến động lên xuống phụ thuộc vào nhiều yếu tố nguồn cung cũng như thị trường.